banner-topbar

Lắng Nghe Để Thấu Hiểu, Nhìn Lại Để Yêu Thương

Tình trạng: Còn hàng Nhà xuất bản: 1980Books
-25% 139,000₫ 104,250₫
  • Cam kết 100% chính hãng Cam kết 100% chính hãng
  • Giao hàng dự kiến: 
Thứ 2 - Thứ 6 từ 9h00 - 17h00 Giao hàng dự kiến:
    Thứ 2 - Thứ 6 từ 9h00 - 17h00
  • Hỗ trợ 24/7
Với các kênh chat, email & phone Hỗ trợ 24/7
    Với các kênh chat, email & phone

THƯỜNG ĐƯỢC MUA CÙNG

Mô tả

LẮNG NGHE ĐỂ THẤU HIỂU NHÌN LẠI ĐỂ YÊU THƯƠNG

Tác giả Tempu Nakamura luôn tìm kiếm lí do tồn tại của con người từ “trạng thái của trái tim” và ông kết luận rằng cuộc đời của chúng ta chịu “sự chi phối của trái tim”. Từ quan điểm đó, cuốn sách “Lắng nghe để thấu hiểu, nhìn lại để yêu thương” này nhấn mạnh tới câu nói của nhà văn Tempu và được biên soạn một cách dễ hiểu, hơn nữa còn sử dụng những từ ngữ làm lay động trái tim, hướng tới những người luôn nung nấu ý nghĩa về cuộc sống. Hãy luôn sống vui tươi ngay cả khi bạn chỉ có một mình. Khi quen với điều này, vầng hào quang sẽ bao quanh bạn, sẽ có nhiều người bị hấp dẫn bởi điều đó và bạn sẽ có thêm thật nhiều bạn bè. Nhà văn Tempu cho rằng việc sống một cách tự nhiên chính là như vậy.

Con người từ khi được sinh ra trên thế gian này, điều đầu tiên cần phải biết để tồn tại là quy tắc về năng lực sống và sức mạnh được “sinh mệnh” ban cho. Những người sống và hiểu chính xác về quy tắc của sức mạnh mà chính sinh mệnh của mình đem lại thì ngay cả khi họ không muốn tạo ra sức mạnh vô hạn, niềm vui, sự trầm lặng hay hòa bình thì tự chúng vẫn tồn tại. Trước tiên, chúng ta cần phải biết rõ điều đó. Tuy nhiên, dù không nhận thức được một cách rõ ràng thì chắc chắn đa số chúng ta cũng đã luôn tìm kiếm những điều đó. Nhưng dù tìm kiếm, chúng ta cũng không thể nào nắm bắt được trái tim của chính mình. Lý do là bởi những điều mà chúng ta được học từ trước đến nay chỉ thiên về phương diện khoa học.

Với suy nghĩ mang tính toán học 1+1=2 mà chúng ta được dạy, kết quả là ta cứ mãi thất bại vì cố gắng nghiền ngẫm về mặt lý luận. Khi bắt đầu suy nghĩ về một sự việc nào đó chúng ta sẽ không phân biệt được là trái tim đang nghĩ đến đâu hoặc trái tim có thể nghĩ đến đâu. Nếu nói ngắn gọn thì có thể hiểu rằng chúng ta thường không quen với lối suy nghĩ mang tính triết học. Do đó, quy tắc về sức mạnh của sinh mệnh mà ta được ban cho từ khi mới sinh ra, về mặt cơ bản thì ta vốn biết rõ, nhưng lại vẫn không thực sự hiểu rõ về nó.

Chúng ta nên nỗ lực hết mình, thường xuyên sử dụng tốt chức năng của trái tim, vận dụng nó một cách hữu ích để cải thiện cuộc sống và có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Chúng ta cần biết rằng cách cảm nhận cũng như cách suy nghĩ trong trái tim con người và cái gọi là “sức mạnh tư tưởng” giống như một ma lực cực kỳ khủng khiếp. Có lẽ dù sở hữu sức mạnh giống như ma lực, hay từ khi sinh ra đã có một cuộc sống hạnh phúc và may mắn hơn người khác thì vẫn có nhiều người chưa sống một cách thật sự trọn vẹn, ý nghĩa. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng đừng quên đi điều đó. Trái tim cũng là thứ tạo ra địa ngục và thiên đường của con người. Trái tim là chiếc hộp báu bí mật khiến chúng ta cảm nhận được bi kịch cũng như niềm vui của cuộc đời.

 

- VỀ TÁC GIẢ

Tempu Nakamura:

Ông sinh ngày 30 tháng 7 năm 1876 (năm thứ 9 Minh Trị), tại Tokyo, Nhật Bản. Tên thật của ông là Saburo Nakamura. Năm 1904 (năm thứ 37 Minh Trị), ông hoạt động ở Mãn Châu với tư cách là thám tử quân sự trong chiến tranh Nhật – Nga. Sau khi về nước, ông mắc căn bệnh lao phổi, một căn bệnh tiến triển nhanh và khó chữa lúc bấy giờ. Nhờ đó mà ông đã có suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời. Ông đã đi khắp các nước Âu Mỹ để tìm kiếm chân lý. Trên đường quay trở về, ông đã nhận được sự chỉ dạy của Calliappa – bậc thầy về yoga tại chân núi Himalaya và đã khắc phục được căn bệnh.

Sau khi trở về nước, ông cũng hoạt động kinh doanh. Năm 1919 (năm thứ 8 Đại Chính) ông đột ngột từ bỏ địa vị xã hội và tài sản, bắt đầu tham gia hoạt động diễn thuyết về triết học thực tiễn vì một cuộc sống với lẽ sống chân thật là “Phương pháp hợp nhất trái tim và cơ thể”. Cùng năm đó, ông thành lập “Hội hợp nhất y học và triết học”. Ông đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người, nhất là những người có quyền lực trong giới tài chính. Sau đó ông được cả thế giới biết đến với tư cách là Nhà triết học Tempu. Năm 1940 (năm thứ 15 Chiêu Hòa), ông đổi tên Hội hợp nhất y học và triết học thành Hội Tempu. Năm 1962 (năm thứ 37 Chiêu Hòa), Hội nhận được sự cho phép thành lập của tổ chức Tài đoàn pháp nhân nên đã hoạt động cho đến thời điểm hiện tại.

Ông qua đời ngày mùng 1 tháng 12 năm 1968 (năm thứ 43 Chiêu Hòa), hưởng thọ 92 tuổi. Ông để lại nhiều tác phẩm như Tìm kiếm cuộc sống chân thật, Tuyển tập nghiên cứu trái tim, Tuyển tập rèn luyện cơ thể...

Sản phẩm đã xem

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng