banner-topbar
Blog

Trước khi lãnh đạo người khác, phải biết lãnh đạo bản thân mình

Trước khi lãnh đạo người khác, phải biết lãnh đạo bản thân mình

🔒 1. Lãnh đạo bản thân chính là nền tảng của lãnh đạo doanh nghiệp

Bản chất của việc lãnh đạo bản thân là khả năng tự quản lý bản thân để đạt được những mục tiêu cụ thể. Lãnh đạo bản thân chính là nền tảng cơ bản đầu tiên của bất cứ hình thức lãnh đạo nào. Người xưa đã nói: Tu thân, tề gia, trị quốc, rồi mới tính đến bình thiên hạ. Bài học này không bao giờ lỗi thời.

Hãy tưởng tượng, một lãnh đạo mà lời nói không đi đôi với việc làm thì chắc chắn không có nhân viên nào nghe theo anh ta/cô ta. VD: Sếp ra luật nhân viên nào đi muộn, thì dù chỉ 5 phút cũng bị phạt nửa ngày lương. Thế nhưng riêng sếp thì ngày nào cũng gần trưa mới tới nơi làm việc vì bận “việc cá nhân”!? Hoặc sếp luôn bắt nhân viên phải báo cáo công việc từng ngày, từng tuần, phải chịu trách nhiệm và đáp ứng mọi chỉ tiêu dù khó thế nào đi nữa. Thế nhưng sếp lại không giữ lời hứa sẽ thưởng cho nhân viên đó khi dự án thành công tốt đẹp!? Nếu những điều sếp làm cứ khác xa những điều sếp nói như vậy, thì ai có thể phục sếp được đây?

🔒 2. Lãnh đạo bản thân quan trọng là vậy nhưng không phải ai cũng nghiêm túc rèn luyện, mà thường chỉ dừng lại ở mặt nhận thức. Vậy bạn phải làm gì để có thể lãnh đạo bản thân hiệu quả, hoàn thiện chính mình ngày qua ngày?

 Bước 1: Định vị bản thân

Đây là yếu tố cơ bản, thậm chí dễ làm, nhưng lại thường xuyên bị xem nhẹ. Bạn cần liên tục tự đặt câu hỏi để hiểu rõ mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. VD: “Tình trạng hiện nay của ta như thế nào? Sức khỏe, học vấn, các mối quan hệ của ta có ổn không?”. Khi đã biết rõ mình mạnh điểm nào để gia tăng sự tự tin, và hiểu mình yếu điểm nào để khắc phục, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt, bạn cũng sẽ tinh tế hơn trong việc thấu hiểu người và dùng người.

 Bước 2: Xây dựng chiến lược cụ thể

Để trở thành người lãnh đạo bản thân một cách thông minh, điều không thể thiếu chính là xây dựng riêng cho mình một bản chiến lược để phát triển, đặt ra các giá trị mà mình muốn hướng tới. Những giá trị này cần được xác định dựa trên điều mà bạn mơ ước, điều mà bản thân bạn phù hợp, và trên hết các giá trị đều cần mang tính bền vững, lâu dài. VD: Nếu bạn mơ ước trở thành một doanh nhân thành đạt, bạn sẽ cần có kiến thức sâu rộng, sự tự tin, tính cách kiên định cũng như cách ứng xử tinh tế. Vậy giá trị mà bạn nên hướng tới là gì? Đó là chăm chỉ, chuyên nghiệp, nhạy bén và giỏi xây dựng mối quan hệ.

Hãy lựa chọn một lĩnh vực phù hợp, cần mẫn học tập, tìm hiểu chuyên sâu, tạo dựng một phong thái làm việc khoa học và biết linh hoạt, nhanh nhạy nắm bắt các vấn đề bên trong lẫn bên ngoài tổ chức.

 Bước 3: Nghiêm khắc theo đuổi kế hoạch

Có phải chỉ cần định vị bản thân và xây dựng lộ trình là bạn đã làm chủ bản thân thành công? Mọi chiến lược phát triển xuất sắc cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không theo đuổi và nghiêm khắc tuân theo nó mỗi ngày. Joseph Joubert từng nói: “Hãy hiền dịu bao dung với tất cả mọi người trừ chính mình”. Bạn cần hiện thực hóa bản kế hoạch cũng như ước mơ của bạn bằng cách “ép” mình vào khuôn khổ kỷ luật, theo sát lộ trình, biết linh hoạt và thích ứng mọi sự thay đổi để đạt được mục tiêu đã đặt ra. 
___

📢 “Lead yourself, lead others”, chỉ khi làm chủ được bản thân, bạn mới có thể chạm tới thành công và trở thành người lãnh đạo lý tưởng – đó chính là bí quyết thành công của rất nhiều người đứng đầu vĩ đại.

📚 Tìm đọc những cuốn sách lãnh đạo mới nhất của 1980 Books:
1. “Nhà lãnh đạo không chức quyền”: http://bit.ly/LanhDaoKhongChucQuyen
2. “The CEO Next Door”: http://bit.ly/CEO_Next_Door

Đang xem: Trước khi lãnh đạo người khác, phải biết lãnh đạo bản thân mình

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng